Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Khôn ngoan ở đời

     Trong mọi hoạt động giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Việc gì ta cũng cần nhìn vào gốc rễ vấn đề để đưa ra cách ứng xử phù hợp. Xin bạn đừng nhìn những biểu hiện bên ngoài hay nét mặt để phán xét tình hình. Cách làm đó chỉ là nhìn vào phần ngọn mà không biết nhìn vào phần gốc rễ sâu sa của sự việc, hiện tượng. Kết quả mà bạn nhìn được sẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi.

       Sự việc, hiện tượng hay hành vi nào của con người ta cũng cần hiểu rõ nguồn gốc, động cơ và suy nghĩ từ trong cốt tâm của người đó. Đấy mới là phần gốc rễ của mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nếu không nắm vững được phần gốc rễ của mọi sự việc, hiện tượng. Ta sẽ rất hay bị người khác lừa gạt, cài bẫy và lợi dụng.
       Những biểu hiện bên ngoài đôi khi là giả tạo. Nhiều người trở thành diễn viên thiên tài trong cuộc sống nhờ sự diễn xuất của mình. Nếu không hiểu rõ những gì cơ bản trong mối quan hệ giữa người với người. Ta sẽ không có một thước đo, một chuẩn mực để đánh giá hành vi của người khác. Vì thế, ta sẽ rất dễ bị lún sâu vào những sai lầm.
       Trong cuộc sống, cái gì vượt quá những tiêu chuẩn thông thường, tốt nhất ta hãy biết nghi ngờ hoặc loại bỏ ngay lập tức. Việc gì cũng cần vừa vừa, phải phải mới là tốt đẹp, bền vững nhất. Mọi sự lệch lạc, biến thái đều là nguồn gốc gây ra tội lỗi và bất hạnh.
       Khi giao tiếp, ứng xử với ai. Hãy cố gắng hiểu rõ trong lòng họ đang nghĩ gì. Hiểu rõ động cơ và mục đích của họ đối với ta ra sao. Nhìn rõ lịch sử mối quan hệ giữa hai người, hai gia đình mà phán xét xem người đó có tốt với ta hay không. Đừng vì thấy họ cho ta một cái gì đó mà nghĩ họ tốt với ta. Ta phải nhìn rõ sâu xa nguồn gốc mọi vấn đề thì mới không bị thua thiệt trong xã hội.
       Xã hội vốn là một tập thể vô cùng phức tạp. Người tốt có nhiều, người ác và xấu cũng không ít.  thế ta cần hết sức thận trọng trong các mối quan hệ giao tiếp và ứng xử. Đừng vị một chút lợi ích nhỏ trước mắt mà chịu những thiệt hại lớn về lâu dài. Cần phải luôn bình tĩnh, nhìn nhận rõ mọi bản chất vấn đề, không để cho ai có cơ hội lừa lọc, lợi dụng và làm hại đến ta. Tốt nhất không lên có quá nhiều những mối quan hệ trong xã hội. Hãy coi trọng chất lượng của các mối quan hệ hơn số lượng.
                                                               Tác giả: Phạm Thị Hợi
 Đọc thêm các bài viết

<< Một ngày cảm thấy mệt mỏi


<< Sức mạnh của trí tuệ con người

<< Cách để tránh bị lừa dối và lợi dụng



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét