Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

5 câu hỏi giúp bạn giàu có

1. Bạn đã có tư duy đúng đắn chưa? Tư duy tài chính rất quan trọng vì nó sẽ định hướng tính cách của bạn. Bạn coi tiền là bạn bè hay kẻ thù? Bạn đang coi tiền là công cụ hay nó chỉ giảm đi cơ hội và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bạn? Không quan trọng bạn đang bắt đầu sự nghiệp hay đã là một CEO danh giá, tư duy tài chính của bạn sẽ là chìa khóa để làm giàu
Khả năng làm giàu không phụ thuộc vào học vấn hay khả năng kiếm tiền. Những người thông minh, quyền lực có thể phạm sai lầm đau đớn với tiền bạc khi họ không đi theo nguyên tắc cơ bản như sống dưới mức bạn có thể, có vừa đủ các thể loại bảo hiểm tốt và chịu khó đầu tư cho tương lai. Bạn hẳn đã nghe về những ngôi sao nhạc rap hay người mẫu thời trang kết cục phá sản mặc dù họ đã làm ra hàng đống tiền. Sự thật là ai cũng có thể kết cục nghèo đói không cần biết bao nhiêu tiền đã ra vào tài khoản của họ. Cũng như thế, ai cũng có thể kết cục giàu có nếu họ có tư duy đúng đắn và biết cách tiêu tiền. Sở hữu một tư duy tài chính giàu có nghĩa là bạn phải biết rõ những gì bạn cần làm với tiền của mình, và bạn thực sự làm những điều đó.
5-Questions
2.Bạn đã tập trung đúng chỗ chưa? Bỏ một chút thời gian để tìm hiểu xem cách bạn sử dụng tiền có hợp với giá trị riêng của bạn hay không. Giá trị chính là những gì bạn tin tưởng một cách sâu sắc – như sự độc lập, những mối quan hệ thân thiết, phát triển sức khỏe, hoặc dành dụm cho con cái một bước khởi đầu tốt đẹp. Tôi luôn luôn nói với các khách hàng là tôi có thể nhìn vào sổ sách của họ và biết rõ họ thực sự trân trọng điều gì dựa trên cách họ tiêu tiền. Việc tập trung vào những giá trị mang lại cho bạn nguồn cảm hứng sẽ mang lại động lực sâu sắc để bạn đối mặt với những lựa chọn mới và khó khăn một cách dễ dàng.
Ví dụ: như tăng thêm đóng góp vào tài khoản hưu trí, xây dựng quỹ khẩn cấp, hoặc theo đuổi một kế hoạch chi tiêu nào đó. Và nếu bạn tin tưởng vào giáo dục, bạn nên đưa ra một mục tiêu tiết kiệm $30000 cho việc học hành của con cái mình.
3.Bạn đã dùng đúng sản phẩm chưa? như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, các khoản nợ và bảo hiểm cho trường hợp của mình. Có rất nhiều lời mời chào và chúng ta thường lười biếng trong việc khảo giá. Mặc dù hầu hết ngân hàng đang tăng phí, vẫn có những ngân hàng được bảo trợ bởi cục quản lý bảo hiểm mà bạn có thể tạo tài khoản tiết kiệm miễn phí với hàng tá lợi ích. Nếu bạn nợ tín dụng tháng này qua tháng khác, hãy tìm loại thẻ có lãi suất thấp nhất để giảm khoản nợ hàng tháng. Nếu bạn có một bất động sản, hãy liên hệ với người cho thuê để thảo luận về việc cho thuê lại. Đừng quên có một cuộc họp với các đại lý bảo hiểm để thảo luận về các lựa chọn tiết kiệm tiền mà vẫn mang lại kết quả tương đương.
4.Bạn đã hành xử với tiền đúng chưa? Nếu bạn kiếm tiền chỉ vừa đủ chi tiêu, đó là dấu hiệu rõ ràng cần phải tạo ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu. Nếu bạn đang không đầu tư gì cho tương lai, bạn nên tham gia vào kế hoạch nghỉ hưu ở chỗ làm hay mở một tài khoản hưu trí và gửi vào đó một khoản đều đặn hàng tháng. Có những việc mà bạn cần làm hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm, như trả hóa đơn đúng hạn, đối chiếu các tài khoản, xem lại các giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng của mình, kiểm soát tài sản ròng và kiểm tra các báo cáo tín dụng.
5.Bạn đã thuê đúng các chuyên gia chưa? Nếu bạn không có một đại lý bảo hiểm sẵn sàng trả lời các câu hỏi, tìm các lợi ích mà bạn có thể đạt được, thì hãy thuê một kế toán thuế. Hãy tận dụng những chuyên gia có thể giúp bạn chọn ra khoản đầu tư tốt nhất từ trường hợp của bạn – rất nhiều kế hoạch về hưu ở chỗ làm cung cấp cho bạn các đại lý như vậy. Nếu bạn cần giúp đỡ về tổng quan tình hình tài chính của mình, như đặt ra mục tiêu, xếp hạng các mục đích, chèo chống ra khỏi một tình trạng phức tạp hãy hẹn gặp một nhà lập kế hoạch tài chính. Rất nhiều khách hàng đến gặp tôi với các thắc mắc tương tự. Làm việc với các chuyên gia giỏi sẽ giúp bạn bước đi rất dài và rất nhanh trên con đường làm giàu.
Làm thế nào để phát triển tài chính. Sau khi trả lời 5 câu hỏi về tư duy, mối quan tâm, sản phẩm, hành động và các chuyên gia, hẳn bạn đã hiểu ra điều gì đang thiếu đi trong cuộc sống tài chính của mình. Để phát triển tài chính hãy bắt đầu với vấn đề bạn quan tâm nhất. Ví dụ, nếu bạn lo lắng về việc mất việc vì bạn không có điều gì khác chống đỡ, ngay lập tức xây dựng một quỹ khẩn cấp. Bạn nên đánh giá lại các câu trả lời ít nhất 1 lần sau 1 năm để xem bạn đã đi xa tới đâu, bạn muốn đi đến đâu và ai là người có thể giúp đỡ.

Phạm Thị Hợi sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét