Ai cũng cũng mong nhận được sự chân thành của người khác. Bản thân những người chân thành cũng được rất nhiều người tôn trọng, yêu mến. Vậy chân thành là gì? Người như thế nào là người chân thành?
Chân và phần gốc, là sự khởi đầu, là bản chất sâu kín nhất. Thành là đạo lý, nhân cách, lễ nghĩa, lẽ phải …. Chân thành là từ sâu bản chất bên trong, khởi phát ra những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống từ muôn đời nay. Người chân thành là người có bản chất tốt, họ làm mọi điều đúng với bản chất của mình. Họ không vì lợi ích mà biến thái trở thành với người khác với thuộc tính vốn có của mình. Họ sống trước sau như một từ sâu thẳm trong lòng, đến những biểu hiện bên ngoài đều tốt đẹp như nhau. Người mà được như thế thì không còn gì quý hơn.
Tuy vậy, người chân thành trong xã hội không nhiều. Vì mấy ai là người hoàn hảo, không khiếm khuyết đâu? Nhiều người, vốn bản chất không phải là người xấu. Nhưng vì lợi ích mà có thể thay đổi bản thân, làm ra những việc không tốt. Học bản chất ai đó vẫn còn một chút khuyết điểm. Vì thế, những biểu hiện bên ngoài của họ chưa thật sự hoàn hảo. Nhưng dù sao đi chăng nữa, chỉ cần là người chân thật đã là rất quý rồi. Còn những thứ chưa tốt, hãy cố gắng sửa sai, nâng cao phẩm hạnh bản thân hàng ngày. Sớm muộn gì thì họ cũng sẽ tiến bộ, và trở thành người chân thànhtrong cuộc sống.
Ở đời, muốn sống tốt đẹp, chân thành thì khó, chứ muốn sống không tốt với những người khác thì thật đơn giản. Muốn trở thành một người chân thành lại là điều không phải ai cũng làm được. Nếu không, người chân thành được con người trong xã hội yêu mến, quý trọng như vậy. Tại sao không có nhiều người chân thành trong xã hội? Vì muốn trở thành một người chân thành, trước hết, người đó phải đẹp từ gốc rễ, bản chất con người. Rồi phát ra ngoài bằng những hành động, việc làm, lời nói đúng đạo lý, đúng điều hay, lẽ phải trong xã hội. Muốn được như vậy, nhân cách cuả chúng ta phải được bồi dưỡng, giáo dục từ khi còn rất nhỏ. Để đến khi trở thành tính nết rồi thì rất khó sửa chữa. Có sửa được thì cũng rất khó có được sự chân thành thật sự, mà chỉ có thể nói đó là ý thức, nhận thức của con người mà thôi. Những người sửa được hoàn toàn rất hiếm. Và họ phải là người hết sức chân thật, và có nhiều điều kiện bồi dưỡng, giáo dục tâmhồn, tính cách mỗi ngày. Vì để sửa được bản chất một con người là một điều không hề đơn giản!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét